Уважаемые пользователи Голос!
Сайт доступен в режиме «чтение» до сентября 2020 года. Операции с токенами Golos, Cyber можно проводить, используя альтернативные клиенты или через эксплорер Cyberway. Подробности здесь: https://golos.io/@goloscore/operacii-s-tokenami-golos-cyber-1594822432061
С уважением, команда “Голос”
GOLOS
RU
EN
UA
yuongdump
6 лет назад

Việt Nam Trong Sự Phát Triển Của Tiền Điện Tử Phần 1.

Đây Là Một Bài Viết Về Sự Hội Nhập Của Các Dự Án ICO Và Phát Triển Về Tiền Điện Tử Tại Việt Nam.
( Chú Ý: : Nếu bạn là người nước ngoài, hãy chắc chắn rằng bài viết này được dịch sang tiếng của bạn một cách đúng nhất. Vì, nó có thể xảy ra sự hiểu lầm trong khi bạn đọc bài viết này của tôi.)

Hiện tại, các dự án ICO trên toàn thế giới đều tập trung tại các nước lớn như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,.... Trong đó, Chính Phủ Hàn Quốc đã cho phép các tổ chức đầu tư tham gia ICO. Ngược lại, Trung Quốc từ lâu đã không tán thành các hoạt động “gây quỹ” trong phạm vi quốc gia đã ra lệnh cấm gây quỹ thông qua ICOs và họ cho rằng điều đó là tốt cho ngành công nghiệp crypto. Và một vài dự án ICO mà tôi tìm hiểu, đã đưa ra những điều kiện đối với cư dân của một số nước. Đặc biệt, là công dân của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hai quốc gia này, có tỉ lệ người tham gia các chiến dịch ICO và đầu tư vào các dự án tiền điện tử cao nhất thế giới.

Trong khi đó, các dự án về ICO và số lượng tiền điện tử tiếp tục tăng lên theo nhu cầu mua và sử dụng của con người. Và số lượng các nước vừa và nhỏ tham gia cũng tăng theo đó. Một số nước trong khu vực Đong Nam Á và Châu Á đã tham gia vào các tổ chức ICO. Trong đó, có Việt Nam nhưng hiện tại Luật Pháp Việt Nam chưa công nhận loại hình này và đã có những lệnh cấm trong nền công nghiệp Crypto trị giá hàng nghìn tỷ đô la này. Cũng như Trung Quốc, bộ máy chính quyền tại Việt Nam cũng thắt chặt việc sử dụng cũng như lưu thông tiền điện tử. Họ cấm các ngân hàng giao dịch tiền ảo kỹ thuật số theo Chỉ thị số 02 về các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan tới tiền mã hóa.

Theo đó, Thống đốc yêu cầu các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không được cung ứng các dịch vụ thanh toán, giao dịch thẻ, cấp tín dụng qua thẻ, hỗ trợ xử lý, thanh toán, chuyển tiền, bù trừ và quyết toán, chuyển đổi tiền tệ, chuyển tiền qua biên giới liên quan tới giao dịch tiền ảo cho khách hàng. Do điều này có thể phát sinh những rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố, gian lận, trốn thuế.

Mặt khác, các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tăng cường rà soát, báo cáo kịp thời các giao dịch đáng ngờ có liên quan tới tiền ảo; rà soát các tổ chức, cá nhân có giao dịch mua bán, trao đổi tiền ảo. Các tổ chức có hoạt động xử lý giao dịch mua bán, trao đổi tiền ảo và có biện pháp xử lý đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố và quản lý ngoại hối.

Các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước chủ động tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện các giải pháp tăng cường kiểm soát, xử lý các giao dịch, hoạt động liên quan tới tiền ảo theo các nội dung liên quan tại Chỉ thị này. Đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng khung pháp lý, xử lý đối với các loại tiền ảo, tài sản ảo và phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng hệ thống ngân hàng, hệ thống thanh toán để mua bán, trao đổi, sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán trái pháp luật.

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng làm đầu mối phối hợp Vụ thanh toán và các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước tham mưu, đề xuất với Thống đốc việc thanh tra về rủi ro tiền ảo đối với các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trường hợp xét thấy cần thiết, có nguy cơ rủi ro hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố chủ động thông tin, tuyên truyền, phổ biến chủ trương và chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, các quy định của pháp luật có liên quan đối với tiền ảo tới các ngân hàng thương mại trên địa bàn biết để thực hiện.

Thống đốc yêu cầu các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, biện pháp cụ thể tại Chỉ thị này và báo cáo kết quả thực hiện về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Thanh toán) trước 30/6/2018.

Trước đó, ngày 8/4, hàng chục nhà đầu tư đã kéo đến trụ sở Công ty cổ phần Modern Tech tại Nguyễn Huệ, quận 1, TP HCM giăng băng rôn tố cáo công ty này đã chiếm đoạt hơn 15.000 tỷ đồng bằng hình thức kêu gọi rót vốn mua đồng tiền ảo iFan, Pincoin (được trả lãi). Số tiền 15.000 tỷ đồng được giải thích là quy đổi từ 650 triệu USD ICO (huy động vốn) thành công từ iFan, Pincoin và một số đồng tiền ảo khác do Modern Tech đại diện.

Theo một nguồn tin khác trên báo tapchibitcoin.vn có tiêu đề: " Việt Nam sẽ không cấm Bitcoin, cũng không thể cấm được, vì nó là Quyền Tài sản của con người. "
Tại Diễn đản Cơ hội đầu tư – Kinh doanh năm 2018 tại Hà Nội. Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico có phát biểu:

Theo luật hiện hành, tiền ảo không bị cấm giao dịch mua bán, trao đổi, cho tặng… mà chỉ bị cấm thanh toán, tức là cấm coi nó như tiền. Cũng không có chuyện thắt chặt pháp lý với tiền ảo từ ngày 1-1-2018, bởi tội phạm hình sự chỉ đặt ra đối với việc “phát hành, cung ứng và sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp” trong hoạt động của các tổ chức tín dụng theo quy định. Chỉ có các Tổ chức tín dụng mới bị giới hạn bởi luật này. Còn các Công ty, cá nhân thì thoải mái làm, thoải mái phát hành và cung ứng.
Tôi cho rằng bitcoin và các loại tiền ảo khác là loại hàng hóa đặc biệt, mà đã là hàng hóa thì sẽ có khung pháp lý để quản lý hoạt động kinh doanh, buôn bán; tức là có các quy định để quản lý sàn giao dịch tiền ảo, các cá nhân giao dịch có phát sinh lợi nhuận thì phải nộp thuế thu nhập…
Còn nếu không công nhận là hàng hóa thì nó vẫn là một loại tài sản và vẫn được giao dịch. Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước không có quyền cấm, chỉ có duy nhất Quốc hội có quyền cấm, nhưng cũng phải dựa theo Hiến pháp để ban hành luật. Tuy nhiên, thực tế bitcoin và các loại tiền ảo không thuộc vào 4 điều kiện để có thể ban hành luật cấm theo quy định của Hiến pháp 2013 và Luật Đầu tư năm 2014. Pháp luật chỉ ngăn cấm nguy cơ, chứ không thể ngăn cấm cơ hội, dù cơ hội đó là vô cùng rủi ro. Rủi ro càng lớn thì lợi nhuận càng nhiều. Ai chơi người đó chịu.
Kinh nghiệm quốc tế về vấn đề này chưa có nhiều để học hỏi vì bitcoin là một sản phẩm rất mới, chỉ một số nước có sàn giao dịch thừa nhận chính thức. Còn chủ yếu tiền ảo vẫn đang trôi nổi, không quản lý được vì không có cơ quan phát hành, không có kho tàng lưu trữ. Kinh doanh tiền ảo không có đầu có chủ, ai nhanh tay thì được, nếu xuống giá thì mất hết giá trị, chỉ lưu dữ liệu không ai công nhận giá trị của bitcoin. Vì đây là một thứ hàng hóa đặc biệt nên trách nhiệm quản lý phải có sự tham gia của Bộ Công Thương.
Có một thứ chắn chắn sẽ cấm lâu dài, đó là cấm làm phương tiện thanh toán hợp pháp. Thực tế thì tại Việt Nam hiện tại chỉ có duy nhất VND là phương tiện thanh toán, vàng, bạc, ngoại tệ đều không được trực tiếp thanh toán.....
Kết Thúc Phần 1.
Nếu bạn thấy bài viết này hay, có thể chia sẻ và ủng hộ tôi để có thêm động lực viết thêm những bài viết khác.

ETH adrress: 0x5262cF0f422FCa757F8Bf23994F2908EdE3c0614

2
0.063 GOLOS
На Golos с July 2018
Комментарии (1)
Сортировать по:
Сначала старые